Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Nét văn hóa nghệ thuât dân gian của múa Lân

Nét văn hóa nghệ thuât dân gian của múa Lân - Trong những ngày tết của dân tộc, mỗi gia đình đều trang trí tết cho gia đình của mình bằng những cánh mai vàng, những cành đào tươi, bánh chưng, mứt kẹo, đèn trang trí .... mà thiếu mất tiếng trống rộn rã cùng hình ảnh ông lân thì đó thật sự là một sự thiều sót vô cùng lớn vì chính vì vậy sẽ thiều đi cái không khí vui tươi rộn ràng cùa ngày tết.

Múa lân là một phong tục tập quán dân gian vô cùng đặc sắc mang lại bầu không khí vui tươi, tưng bừng và náo nhiệt trong những ngày tết. Và múa lân là một loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian với nhiều ý nghĩa tượng trưng như: Chúc phúc, thịnh vượng, thanh bình và may mắn.


Mỗi năm, vào dịp xuân về tết đến, nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức để chào đón năm mới. Trong các loại hình nghệ thuật truyền thống, múa lân là nghệ thuật đặc trưng nhất của Châu Á, được nhiều người ưa thích. Hình ảnh của lân, sư, rồng tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng. Lân sư rồng là khơi mở cho những điềm lành trong năm mới.

Lân được chia làm hai loại : có sừng và không có sừng. Lân không sừng giống hổ là biểu tượng của tháng giêng. Đầu lân này thường đính một miếng vải đỏ và có chữ vương lớn đậm nét. Lân có một sừng chính giữa gọi là kỳ lân, đầu tròn lớn, có màu của thân giống màu của đầu. Đây là loại được múa nhiều nhất. Đầu lân được chế tạo khá công phu, mình lân làm bằng vải thêu và có viền rất đẹp. Lân có nhiều sắc mặt : trắng, vàng, đỏ, xanh và đen. Ba loại đầu lân này thường múa chung với nhau gọi là “đào viên kết nghĩa”. Múa lân gồm 4 bước

Bước 1 : Lân biểu diễn được gọi là độc chiếm ngao đầu với phong cách thể hiện tả xung hữu đột, tiến thoái nhịp nhàng, bộ pháp hùng dũng. Các biểu diễn này tượng trưng cho cái uy, cái dũng của một dũng tướng, một hảo hán.

Bước 2 : Lân biểu diễn được gọi là song hỷ, cách thể hiện này tượng trưng cho niềm hân hoan, tâm đầu ý hợp như trời và đất, âm dương tương hợp.

Bước 3 : Lân biểu diễn với đủ ba màu vàng, đỏ, đen gọi là tam tinh. Cách diễn tả thể hiện những điều nguyện cầu của mọi người đạt được ba điều lành tốt là phúc, lộc và thọ.

Bước 4 : Lân cùng múa gọi là “Tư quý hưng long” gồm có 4 màu đầu trắng, vàng, đỏ, đen ; tượng trưng cho 4 mùa, 4 phương của trời đất. Phong cách biểu diễn này diễn tả sự sung túc, trường thọ mạnh khoẻ và hạnh phúc.

Bên cạnh ông Lân, lúc nào cũng có ông địa với cái bụng phệ, tay cầm quạt lá, và mang mặt nạ với cái miệng luôn tươi cười lộ rõ 2 hàm răng to đều tất cả đều biểu hiện cho sự vui tươi, lạc quan và trù phú. Ông địa chỉ huy con lân, bảo gì lân cũng phải làm theo. Tuy nhiên, để có nhiều tiết mục hấp dẫn, lạ mắt người xem, đội trưởng đoàn lân thường sắp xếp để lân khi thì bướng bỉnh, lúc nghịch ngợm khó bảo, nhưng đoạn kết bao giờ cũng răm rắp nghe theo lời sai bảo của ông địa.

Tương truyền kể rằng: cách đây gần ba nghìn năm vào lần đầu tiên lân xuất hiện. Mỗi năm nó xuất hiện trên đất liền một lần, bắt người và thú vật ăn thịt, gieo rắc kinh hoàng cho khắp làng xa, xóm gần. Nhân dân kêu than, cúng vái và tìm nhiều cách diệt trừ nó nhưng đều thất bại. Trước một giống vật lạ vừa hung dữ, vừa mạnh bạo, con người tưởng đã chịu bó tay. 

​Song, một ngày kia, có ông thổ địa xuất hiện, miệng cười toe toét, hiền hòa, tay cầm linh chi thảo nhử lân. Lân đi theo ông và ông đã dạy cho lân biết ăn cỏ. Lạ thay, ăn xong lân thuần tính, quy phục ông địa và biết nhảy múa làm vui cho mọi người. Dân chúng hò reo mừng rỡ, cuộc sống thanh bình trở lại. Từ đó trong dân gian truyền tụng: “Kỳ lân xuất thế, thiên hạ thái bình”. Về sau, hàng năm vào các ngày lễ, lân đều xuất hiện. Có điều là xuất hiện của nó lần này đều mang đến cho mọi người nhiều may mắn, làm ăn phát tài phát lộc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2014 Hoa Văn Decal Trang Trí