Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Mân ngũ qua trong ngày tết cổ truyền của người dân Nam Bộ

Mân ngũ qua trong ngày tết cổ truyền của người dân Nam Bộ - Khi tết về, cũng là mùa trăm hoa đua nỡ, mùa của hàng ngàn loại trái cây tươi ngon, người dân dón tết với không khí hồ hởi, trong không khí vui tươi đón mừng năm mới thì trong mỗi con người dân Việt Nam không bao giờ là không nhớ đến tổ tiên dòng họ của mình.

Chính vì vậy ai ai cũng chuẩn bị để dân lên tổ tiên mình một mâm trái cây tươi ngon trong những ngày tết đến. Nhưng các bạn có biết ý nghĩa của mâm trái cây đó là gì không?

Hôm nay cùng mình giải mã ý nghĩa của mâm trái cân của người dân Nam bộ nhé. Người dân Nam Bộ có phần cầu kỳ trong khâu chọn lựa những loại quả sẽ xuất hiện trong mâm ngũ quả cúng gia tiên. Do cách phát âm gần giống với từ “chúi” (thể hiện sự nguy khó;) nên chuối là thứ quả không bao giờ xuất hiện. Cũng bởi câu nói: “Cam làm quýt chịu” nên người Nam không bày những trái cam óng ả vui mắt như người Bắc.



Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại trái: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu: “Cầu sung vừa đủ xài”;), thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa), thể hiện sự vững vàng. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.

Ngày nay, hoa trái ngày càng nhiều và phong phú. Vì vậy mâm ngũ quả theo đó mà có thể trở thành thập quả, tuy vậy, cái tên gọi: “ngũ quả” đã đi sâu vào tiềm thức, tâm linh người Việt bao đời. Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh ngày Tết và không gian thờ cúng gia tiên thêm phần tươi vui, ấm áp và rực rỡ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2014 Hoa Văn Decal Trang Trí